9 chỉ số đo lường đánh giá quá trình SEO hiệu quả nhất
Đo lường các chỉ số SEO là cách tốt nhất để bạn biết được công việc mình thực hiện có hiệu quả không ? Kết quả làm SEO không chỉ thể hiện qua thứ hạng từ khóa mà nó còn nhiều chỉ số khác nữa bạn cần quan tâm.
Ví dụ: truy cập tự nhiên, số lượng backlink, thời gian trung bình trên site,… mỗi chỉ số sẽ cho bạn 1 cách nhìn về hiệu quả công việc của mình.
Trong nội dung bài viết này SEOMOA giời thiệu với các bạn 14 cách đo lường để giúp bạn quản lý kết quả SEO hiệu quả hơn. Có thể nhiều hoặc ít, điều này tùy thuộc vào mỗi cá nhân:
Thứ nhất: Kiểm tra thứ hạng từ khóa
Đây gần như là công việc hàng ngày mà bất cứ SEOer nào cũng phải thực hiện. Nếu từ khóa của bạn chỉ vài chục từ là chuyện khá đơn giản nhưng nếu từ khóa bạn vài trăm từ thf đây là công việc sẽ mất rất nhiều thời gian nếu bạn làm việc này bằng tay.
Một vài công cụ giúp bạn theo dõi thứ hạng từ khóa dễ dàng hơn:
Rankchecker
Cute Rank
Xem video hướng dẫn Rankchecker MOA 10: https://goo.gl/dW5Bmp
Với việc sử dụng công cụ theo dõi thứ hạng từ khóa giúp bạn ghi nhận lại sự thay đổi thứ hạng từ khóa trong quá trình làm SEO. Và cứ mỗi lần bạn thêm 1 từ khóa mới vào danh sách cũng sẽ dễ dàng hơn trong việc kiểm soát.
Thứ hai: Backlink và Root domain
Mặc dù hiện nay kết quả SEO phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố onpage và tương tác của người dùng trên website. Nhưng yếu tố Backlink vẫn đóng 1 vài trò rất quan trọng trong việc quyết định thứ hạng từ khóa mà bạn đang làm SEO.
Do đó, phần lớn công việc làm SEO của bạn sẽ xoay quanh các vấn đề tìm kiếm backlink cho website của mình. Nếu số lượng backlink không được cải thiện tăng trưởng thì sẽ ảnh hưởng đến kết quả SEO. Bạn có thể đo lường chiến dịch backlink bằng số lượng backlink mới được tạo ra, cả về số lượng và chất lượng.
Bạn có thể dùng công cụ chuyên nghiệp là Ahref.com để phân tích.
Bạn có thể bắt đầu nhập tên miền muốn theo dõi backlink vào ô dưới đây:
Cũng trong trang nội dung này, bạn kéo xuống dưới sẽ thấy lượng backlink và root domain trẻ về website của bạn. Biểu đồ này nên theo xu hướng tăng là tốt nhất (Lượng root domain trả về website của bạn sẽ đóng vài trò quan trọng hơn số lượng backlink)
Cách để bạn đo lường backlink có chất lượng
Bạn lưu ý 2 chỉ số URL Rating và Domain Rating. Chỉ số càng cao thì chất lượng backlink của bạn càng được đánh giá tốt.
Bạn nên ghi nhận lại tất cả dữ liệu quá khứ để đánh sự cải tiến của các chỉ số đo lường này. Nếu bạn tìm kiếm được các backlink có chất lượng thì cả 2 chỉ số này được cải thiện.
URL Rating sẽ tính trên chất lượng của trang mà bạn đặt backlink trong khi Domain Rating sẽ được tính chỉ số trung bình của tất cả các trang của website mà bạn đặt backlink.
Nếu backlink bạn xuất phát từ các spam site hoặc các trang không có chất lượng thì chỉ số này không tăng trưởng được.
Tại sao bạn cần đánh giá chất lượng backlink
- Chí phí: Bạn cần biết cách tính xem chi phí cho mỗi backlink được xây dựng. Bạn nên thực hiện đánh giá chi phí và hiệu quả trong từ nhiều chiến lược và chiến thuật xây dựng backlink khác nhau.
- Đánh giá chiến thuật xây dựng backlink thành công. Ví dụ bạn chạy 1 chương trình Outreach với 100 email đuọc gửi ra thì có 5 backlink trả về. Tức là bạn sẽ có tỷ lệ 5%.
- Tìm kiếm đối tác liên kết: Nếu ai đó đăng bài và có backlink trờ về website bạn. Điều đó có nghĩa là họ đang thích nội dung do bạn cung cấp. Bạn có thể gửi ngay cho họ 1 email để thiết lập mối quan hệ cho việc xây dựng liên kết sau này.
Thứ ba: Truy cập từ tìm kiếm tự nhiên (Organic Search Traffic )
Bạn nên xem thử có bao nhiêu truy cập từ kết quả tìm kiếm tự nhiên trong ít nhất 1 tháng và hãy chắc rằng nó có sự tăng trưởng.
Tốt nhất là nên bạn nên xem sự thay đổi trong vài tháng vì những thay đổi của google có thể ảnh hưởng đến truy cập từ các kết quả tìm kiếm tự nhiên của bạn.
Bạn có thể xem truy cập từ tìm kiếm tự nhiên bằng cách truy cập vào phần “Đối tượng”. Truy cập này Google Analytics cho bạn xem 1 tháng, bạn có thể điều chỉnh lại thời gian lâu hơn bạn muốn.
Sau đó bạn tìm đến mục “Lưu lượng truy cập tìm kiếm” và đánh dấu mục này. Tiếp theo bạn nhấn nút “Áp dụng “
Bạn sẽ tìm thấy kết quả “Lưu lượng truy cập tìm kiếm” thay đổi qua các thời điểm khác nhau.
Ngoài ra, bạn có thể xem lượng truy cập đến từ các công cụ tìm kiếm và từ khóa nào.
Việc xem truy cập đến từ khóa nào thì bạn có thể sử dụng thêm công cụ Google Web Master Tools để có cái nhìn tổng thể hơn.
Bạn chọn sau đó chọn “ Organic Seach ”. Kết quả bạn sẽ nhìn thấy như sau:
Thời gian trung bình trên trang ( Average time on-page )
Với những nội dung hấp dẫn và có tính liên quan đến nhu cầu tìm kiếm của khách truy cập thì họ sẽ ở lại xem; còn không thì họ sẽ tự rời bỏ đi. Do đó, bạn nên phát triển nội dung đáp ứng nhu cầu của khách tiềm năng.
Thay vì bạn xem thời gian trung bình trên trang trong mục: Hành vi -> Tổng quan thì bạn nên xem thời gian trên từng trang nội dung: Hành vi -> Nội dung trang web -> Báo cáo chi tiết về nội dung.
Thứ tư: Số trang được xem cho mỗi truy cập
Nếu website/blog của bạn mới thì những con số này sẽ thấp. Tuy nhiên, bạn nên ghi lại những con số quá khứ và tìm cách cải thiện theo thời gian.
Có 2 cách để bạn cải thiện:
+ Thêm nhiều liên kết trong bài viết
+ Có những liên kết hấp dẫn bên cột tay phải hoặc tay trái của website.
Khách trở lại website
Tỷ lệ khách quay trở lại website cao cũng là 1 thước đo để đánh giá website bạn có nội dung hấp dẫn. Nếu nội dung bạn không hấp dẫn thì chắc chắn khách sẽ không quay trở lại và không cung cấp email cho bạn.
Bạn xem tại: Đối tượng -> Hành vi –> Khách truy cập mới so với khách truy cập cũ